Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

    Theo thống kê của tổng cục thống kê về tình hình giải thể doanh nghiệp nửa năm 2016, cả nước có tất cả 5.507 doanh nghiệp giải thể tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015.
    Theo tổng cục thống kê chỉ tính riêng tháng 6 năm 2016 cả nước có 9.761 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng số vốn đăng ký đạt 78,3 ngàn tỷ đồng, giảm 2,6% về số doanh nghiệp và giảm 22,6% về số vốn đăng ký so với tháng 5. vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 8 tỷ đồng, giảm 20,6%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 113,2 nghìn người, tăng 8,1%. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tăng 4,4%; số vốn đăng ký tăng 22,2%.

    Trong tháng, cả nước có 1.903 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 13,9% so với tháng trước; có 5.365 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động (bao gồm: 1.621 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký và 3.744 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký), tăng 27,6%; có 864 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động, giảm 2,3%.
    Tính chung 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 54.501 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 427,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015[8]; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2%.

    Bên cạnh đó còn có 16.125 lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 774,7 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1.202,5 nghìn tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký 6 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước cho thấy tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp và tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

    Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm nay là 14.902 doanh nghiệp, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua (6 tháng đầu năm 2015 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2014). Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 6 tháng là 5507 doanh nghiệp, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2015 giảm 0,9% so với năm 2014), trong đó có 5129 doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 93,1% và tăng 16,9%.

    Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 2.210 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 40,1%); 1.656 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 30,1%); 913 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 16,6%); 727 công ty cổ phần (chiếm 13,2%) và 01 công ty hợp danh.

    Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm nay là 31.119 doanh nghiệp, tăng 15,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 12.203 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 37,1% và 18.916 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, tăng 4,2%.

    Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động có đăng ký, có 4.518 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%); 4.301 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 35,2%); 2.129 công ty cổ phần (chiếm 17,4%) và 1.255 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 10,3%). Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuế hoặc không đăng ký, có 7.716 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 40,8%); 5.995 công ty TNHH 2 thành viên (chiếm 31,7%); 3421 công ty cổ phần (chiếm 18,1%) và 1.784 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 9,4%).
    Category: articles
       UỶ BAN NHÂN DÂN                      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      THÀNH PHỐ HÀ NỘI                                          Độc lập -  tự do - hạnh phúc
        ------------------                                             -----------------------------
    Số: 69/2001/QĐ-UB                                   Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2001

    QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
    Về việc uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện
    quyết định miễn, giảm và hoàn thuế sử dụng đất nông nghiệp

    - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
    - Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
    - Căn cứ Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/05/2001 của Chính phủ về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001;
    - Căn cứ Thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/06/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001;
    - Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế thành phố tại tờ trình số 10484/CT-NN ngày 24/08/2001.

    QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1: Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND các quận, huyện quyết định miễn, giảm và hoàn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, các hộ nghèo và cho diện tích thực tế trồng lúa theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/06/2001 của Bộ Tài chính.
    Điều 2: Giao Cục trưởng cục Thuế thành phố hướng dẫn thực hiện Quyết định này và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân thành phố.
    Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội và Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm  thi hành Quyết định này.


    T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    KT.CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH

    Lê Quý Đôn
    Category: articles

    Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

    Hỏi: Minh và mấy người bạn chung mở công ty,đã có quyết định thành lập công ty và con dấu nhưng chưa mua hóa đơn vì chưa hoạt động ngày nào cả.Có một số việc không thuận lợi nên bọn mình giải tán cty này nhưng mà định không làm thủ tục giải thể cty thì không biết có vấn đề gì với pháp luật không nhỉ? Cty mình chưa đóng thuế môn bài từ khi thành lập đến giờ vì bạn mình bảo là chưa hoạt động nên không đóng,theo mình biết là còn phải khai và đóng thuế thu nhập cho các thành viên của cty nữa thì phải nhưng cty mình cũng chưa làm.

    Cty này bọn mình không đứng tên giám đốc mà nhờ người quen đứng tên nên mình ngại nếu không làm thủ tục giải thế doanh nghiệp sau này có chuyện gì thì sẽ phiền đến người mà đứng tên giám đốc giúp cty mình.
    Bạn nào biết thì tư vấn giúp mình nhé,xin cám ơn trước và hậu tạ khi có dịp!
    Trả lời: Với trường hợp công ty bạn công ty Việt Luật xin trả lời như sau:
    Điều 24. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp
    1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP.
    3. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp. Thông báo về việc đăng ký giải thể của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-12 ban hành kèm theo Thông tư này.
    4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc doanh nghiệp đã giải thể và xóa tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-13 ban hành kèm theo Thông tư này.
    5. Đối với hồ sơ giải thể chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đã có Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu, các giấy tờ phải nộp bổ sung hoặc phải sửa đổi của doanh nghiệp theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh không phải đóng dấu.

    MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI CHẬM NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ SO VỚI THỜI HẠN QUY ĐỊNH
    Mức xử phạt vi phạm hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế của các loại thuế như tờ khai thuế môn bài. tờ khai thuế GTGT theo tháng, theo quý, tờ khai thuế thuế TNCN, tờ khai tạm tính thuế TNDN đã được quy định chi tiết tại điều 9, chương I của Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin trích dẫn một số trường hợp xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định để các bạn học viên, kế toán nắm rõ.
    I - Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế :
    Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế được quy định tại khoản 3, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BCTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Theo đó thì thời hạn nộp các loại tờ khai thuế như sau:
    a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
    + Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (cho doanh nghiệp mới thành lâp dưới 12 tháng)
    + Thuế thu nhập cá nhân (cho những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có tổng số thuế khấu trừ trên 1 trong 2 tờ khai 02/KK-TNCN hay 03/KK-TNCN trên 50 triệu đồng)
    + Tờ khai thuế GTGT (Dành cho doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước trên 20 tỷ).
    Ví dụ: kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng của tháng 2/2014 thì thời hạn nộp là ngày 20/3/2014.
    b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
    + Tờ khai thuế GTGT (Dành cho những doanh nghiệp có tổng doanh thu năm liền kề dưới 20 tỷ )
    + Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
    + Thuế thu nhập cá nhân (Dành cho những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc có tổng số thuế khấu trừ trên 1 trong 2 tờ khai 02/KK-TNCN hay 03/KK-TNCN dưới 50 triệu đồng)
    + TỜ khai thuế TNDN tạm tính quý.
    Ví dụ: thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý I năm 2014 là ngày 30/4/2014
    c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
    Ví dụ về Thuế môn bài hiện nay các doanh nghiệp đã và đang hoạt động chỉ cần nộp tiền thuế còn tờ khai không phải nộp. Hạn nộp tiền thuế là ngày 30/1/2014
    d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
    đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
    e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
    g) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông đó.
    II - Nội dung xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định nêu trên:
    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
    2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
    3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
    4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
    5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
    6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
    b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
    c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
    d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
    7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
    9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.
    Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
    Category: articles




    Câu 1: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam là gì?
    1 . Doanh nghiệp nhà nước: 
    Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. đây là một loại hình có tư cách pháp nhân đầy đủ 4 yếu tố chính của bộ luật dân sự  nằm trong điều 84 được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hợp pháp có yếu tố cá nhân hợp pháp có cơ cấu chặt chẽ đươc tham gia vào các hoạt động pháp luật độc lập và được sử quản lý bởi vốn nhà nước. hiện nay các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó Tức là nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác.Các hình thức doanh nghiệp nhà nước bao gồm Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên.
    2 .Loại hình doanh nghiệp tư nhân:
    Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ  chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước :Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiêp và cá nhân đó là người có thể đứng lên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp đó và phải chịu toàn bộ về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế tóan và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đó đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.có nghia là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.và doanh nghiệp tư nhân hông đươc phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân:
    3 . Hợp Tác Xã :
    Đây là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợp tác xã năm 2003 : đây là một tổ chức doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác.Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành hợp tác xã, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để họat động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia.Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành xã viên của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia.người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn vừa góp sức.
      Góp vốn là việc xã viên Hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã.
      Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác. 
    4 .Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần :
    Đây là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp.Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã  góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác .số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông .Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng trỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần.về trách nhiệm của công ty. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các  cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).
    Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.về phát hành chứng khoán. Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn.Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.
    5 .Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn:
    Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên:  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50 .Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43,44,45 của Luật Doanh nghiệp..công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn  không được quyền phát hành cổ phần;về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên  chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
    Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
    Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
     Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    6 .Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:
    Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh.Theo đó công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
     Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
    Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
    Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
    Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
    Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên  và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thì công hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty); Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ty đối nhân. Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
    Các thành viên trong công ty hợp danh bao gồm : các thành viên hợp danh trong đó có ít nhất 2 thành viên và thành viên đó là 1 cá nhân.Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự).và tuân theo những điều lệ trong luật doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ khi có thoả thuận khác). Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    Đối Với Thành viên chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
    Đối với Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Là thành viên của công ty đối nhân, nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên hợp danh. Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
    7 .Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh :
    Đây là loại hình doanh nghiệp  công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam.Đây là loại hình doanh nghiệp do các bên tổ chức hợp thành
    B. Doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của các đơn vị nào:
    Công ty - doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của 2 đơn vị đó là sở Kế Hoạch & Đầu tư và chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
    Sở KH&ĐT sẽ quản lý trực tiếp các thông tin liên quan tới doanh nghiệp như tên giám đốc, cổ đông góp vốn, ngành nghề kinh doanh... 
    Chi cục thuế sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan tới thuế, nói đơn giản tất cả các nghiệp vụ kế toán sẽ liên quan tới chi cục thuế.

    CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: Tầng 4 số 126 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại: 043 997 4288 - 0968 29 33 66
    Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
    Website: thanhlapdoanhnghieptrongoi.com
    Category: articles

    Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

    Mẫu thuế môn bài

    Tất cả các công ty - doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động (sau khi có giấy phép kinh doanh) đều phải thực hiện thủ tục nộp thuế môn bài. Quy trình nộp thuế môn bài được thực hiện như sau:

    1. Soạn thảo hồ sơ nộp thuế môn bài theo mẫu 01 rồi in làm 3 bản và nộp lên chi cục thuế Đống Đa. Chi cục thuế sẽ trả lại bạn 1 bản có dấu xác nhận đã nhận hồ sơ của bạn.

    2. Bạn hỏi người của chi cục thuế địa chỉ ngân hàng nộp thuế môn bài của quận Đống Đa sau đó tới ngân hàng đó, xin mẫu tờ khai nộp thuế môn bài và điền các thông tin cần thiết (tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, mã chương, mã ndkt...) rồi đưa tiền nộp thuế môn bài cho nhân viên ngân hàng. Số tiền bạn nộp sẽ phụ thuộc vào số vốn điều lệ công ty bạn. Nếu công ty bạn thành lập sau ngày 1/7 hàng năm thì bạn chỉ phải nộp thuế môn bài của 1/2 năm thôi.

    Vậy là xong quy trình nộp thuế môn bài rồi đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ theo số 0983 908 709 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

    Công ty tư vấn Việt Luật chuyên hoạt động trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trọn gói, chúng tôi tự hào đã thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp cho hàng ngàn cá nhân và tổ chức khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi và chúng ta cùng hợp tác.

    CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: 126 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại: 043 997 4288 / 0968 29 33 66
    Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
    Website: thanhlapdoanhnghieptrongoi.com

    Category: articles
    Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn đặt in cần liên hệ với cơ quan thuế để thông báo sử dụng và phát hành hóa đơn đặt in. Để làm được việc đó bạn cần soạn thảo hồ sơ theo mẫu số 06 thông tư 156 về việc thông báo áp dụng sử dụng hóa đơn đặt in.
    Mẫu số 06


    Quy trình thực hiện như sau:

    - Soạn thảo hồ sơ theo mẫu 06 rồi in làm 3 bản, nộp lên bộ phận 1 cửa chi cục thuế quận Đống Đa, bộ phận 1 cửa sẽ gửi lại bạn 1 bản có xác nhận đã nhận mẫu và gửi lại bạn 1 tờ giấy hẹn nhận kết quả.

    - Trong thời gian khoảng 5 ngày làm việc, sẽ có người chi cục thuế quận Đống Đa liên hệ với bạn thông báo về việc người của chi cục thuế xuống kiểm tra địa chỉ trụ sở. Khi xuống kiểm tra thường sẽ có khoảng 3 người (2 người của chi cục thuế và 1 người của phường nơi bạn đặt địa chỉ trụ sở). Sau khi kiểm tra trụ sở công ty bạn (biển hiệu, máy tính, bàn ghế, điện thoại...) nếu đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất họ sẽ ký vào giấy xác nhận và gửi lại cho bạn. Đến thời gian giấy hẹn mẫu 06 bạn lên chi cục thuế nhận kết quả là giấy chấp nhận cho bạn sử dụng hóa đơn đặt in.

    - Sau khi có giấy chấp nhận sử dụng hóa đơn đặt in bạn tìm kiếm 1 đơn vị cung cấp dịch vụ in hóa đơn. Thông thường nếu bạn in càng nhiều thì chi phí càng rẻ, tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ vì lần đầu tiên bạn chỉ được phép phát hành 1 quyển 1 thôi nhé.

    - Khi đã có bản in hóa đơn, bạn cầm bản mẫu hóa đơn và soạn thảo hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn (chú ý phát hành quyển đầu tiên trong 3 quyển, thường có số thứ tự từ 000001 tới 000050), bạn sẽ nhận được giấy hẹn của chi cục thuế. Đến thời hạn trong giấy hẹn bạn quay trở lại chi cục thuế 1 lần nữa và nhận tờ giấy chấp thuật thông báo phát hành hóa đơn của bạn, lúc này hóa đơn quyển 1 của bạn chính thức có hiệu lực và bạn có thể viết hóa đơn rồi đó, kết thúc quy trình.

    Trường hợp bạn không muốn lằng nhằng rắc rối vì các thủ tục pháp lý bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

    CÔNG TY TƯ VÂN VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: Tầng 4 số 126 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại: 043 997 4288 / 0968 29 33 66
    Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
    Website: thanhlapdoanhnghieptrongoi.com

    Category: articles
       Được biết đến là quận trung tâm của thành phố Hà Nội, chi cục thuế quận Đống Đa có vai trò đảm nhiệm chuyên trách quản lý rất nhiều công ty của các cá nhân và tổ chức khác nhau trong địa bàn quận. Chính vì lý do đó việc thực hiện các thủ tục pháp lý tại quận Đống Đa tương đối phức tạp và càng rắc rối hơn khi chi cục thuế quận Đống Đa được tách ra làm 2 địa chỉ. Vậy nếu bạn muốn nộp mẫu 08 tại chi cục thuế quận Đống Đa thì điều trước tiên bạn cần làm là gì?
    Chi cục thuế quận Đống Đa
       Tùy thuộc vào nội dung của mẫu 08 mà quy trình làm việc có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên đều giống nhau ở chỗ bạn cần in mẫu 08 làm 03 bản và mang mẫu 08 tới bộ phận 1 cửa của chi cục thuế quận Đống Đa, tùy thuộc vào địa chỉ trụ sở của công ty bạn mà bạn cần nộp ở số cửa phù hợp (các cửa được phân theo các phường khác nhau, mỗi 1 cửa phụ trách khoảng 5-7 phường).
    Sau khi nộp mẫu 08 bộ phận 1 cửa sẽ kiểm tra tại chỗ, nếu thấy nội dung phù hợp họ sẽ đóng dấu vuông có chữ ký và ngày nhận hồ sơ vào 1 mẫu và trả mẫu đã đóng dấu đó lại cho bạn, kết thúc quy trình nộp mẫu 08.
    Nhìn chung quy trình nộp mẫu 08 khá là đơn giản so với mẫu 06 hay mẫu 01, vậy nên bạn không có gì phải đắn đó khi nộp nhé.

    Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý hay quy trình của kế toán, bạn có thể gọi điện theo số điện thoại 0983 908 709, chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn.

    Công ty tư vấn Việt Luật chuyên hoạt động trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trọn gói.

    CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: Tầng 2 số 126 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
    Điện thoại: 043 997 4288 / 0968 29 33 66
    Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
    Website: thanhlapdoanhnghieptrongoi.com


    Category: articles